Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Các bệnh thường gặp ở hậu môn

Hậu môn là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa nơi phân được tống xuất ra ngoài. Kích thước của ống hậu môn khoảng 3 – 4 cm, được lót bởi da với nhiều đầu mút thần kinh cảm giác, bên trong là lớp biểu mô dẹt và trụ. Bên dưới lớp da niêm là hệ thống đám rối mạch máu trĩ ngoại và trĩ nội.



Ngoài ra còn 2 bó cơ vòng thắt hậu môn: cơ thắt trong và cơ thắt ngoài giúp cho chúng ta đi cầu tự chủ và không bị són. Những rối loạn thay đổi bất thường ở hậu môn thường biểu hiện bằng cảm giác đau hậu môn hay đi cầu ra máu. Bài này đề cập đến những bệnh lý lành tính thường gặp gây đau hậu môn.


Các bệnh thường gặp ở hậu môn như:


Nứt hậu môn.

Khi người bệnh đi cầu táo bón, phân cứng to hơn bình thường có thể gây nên vết rách ở niêm mạc ống hậu môn.

Biểu hiện bằng việc đi cầu có cảm giác đau rát và có thể có máu dính phân. Thông thường các vết rách cấp tính này có thể tự lành sau vài ngày. Trong 1 số trường hợp nguyên nhân vẫn còn lập lại thì vết nứt cấp tính này trở thành mãn tính biểu hiện thành vết loét. Vết loét mãn tính sẽ gây cho bệnh nhân đau hậu môn kéo dài và ái ngại đi cầu.

Bệnh hay gặp ở những bệnh nhân nữ sau sanh, bệnh nhân béo phì hay có kèm theo trĩ ngoại.

                                   

Áp-xe và rò hậu môn.

Áp-xe là một nhiễm trùng tụ mủ cạnh hậu môn. Đây là bệnh cấp tính hay gặp do viêm tắc nghẽn tuyến tiết nhày ở hậu môn. Diễn tiến của ổ áp-xe này là lan tỏa vùng mông có thể vỡ ra ngoài da hình thành nên đường rò cạnh hậu môn.

Biểu hiện của ổ áp xe là đau vùng hậu môn, sốt cao, sờ thấy có 1 khối sưng phồng đỏ nằm cạnh hậu môn. Ở trong trường hợp dò cạnh hậu môn, người bệnh sẽ thấy có 1 mụt nhọt nổi lên gây đau, sau đó vỡ ra chảy dịch máu mủ, có thể tái phát từng đợt.

Điều trị áp xe cạnh hậu môn là phẫu thuật cấp cứu dẫn lưu ổ mủ. 30% các ổ áp xe có thể tái phát lại sau đó hay diễn biến thành đường rò hậu môn. Bệnh nhân rò hậu môn cần phải phẫu thuật để cắt bỏ đường rò.

                                   

Bệnh trĩ.


Đây cũng là một bệnh thường gặp, hơn một nửa dân số sẽ mắc bệnh trĩ khi bước qua tuổi 30, rất nhiều người chịu đựng trong người bệnh trĩ mà không tìm đến cơ sở y tế để điều trị vì sợ đau. Nhưng ngày nay, có nhiều phương pháp mới ra đời giúp việc điều trị bệnh trĩ không còn đáng sợ như xưa nữa.

Hiện nay người ta vẫn chưa biết nguyên nhân chính của bệnh trĩ là gì, tuy nhiên nó có thể liên quan đến tư thế đứng thẳng của con người gây nên tăng áp lực lên vùng hội âm.
Các yếu tố thúc đẩy là thường sau 30 tuổi. Táo bón hay tiêu chảy mãn tính. Mang thai. Di truyền. Khiếm khuyết chức năng đi cầu do sử dụng quá nhiều chất nhuận trường: rặn hay ngồi lâu khi đi cầu.

                                   

Biểu hiện bệnh trĩ.


- Chảy máu: là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất.

Lúc đầu chỉ chảy máu khi bị táo bón. Máu chảy ít và rất kín đáo, hiện trên giấy chùi vệ sinh hoặc trong phân có vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. Có trường hợp máu chảy thành giọt hay thành tia. 

- Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian có dấu hiệu chảy máu khi đi tiêu.

Lúc đầu, xuất hiện khối nhỏ (khối thịt thừa) lồi ra ở lỗ hậu môn. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần, từ hạt gạo, hạt đỗ, hạt lạc...và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng, khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn, kích thước thì càng lớn dần vướng víu, căng tức.

- Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa, ướt dịch quanh lỗ hậu môn.

Dấu hiệu bệnh trĩ được các bác sĩ đánh giá không quá khó để nhận biết. Song vì tâm lý e ngại, xấu hổ, các bệnh nhân thường chữa trị khi đã khá muộn, tốn kém. 

Để thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh trĩ  bạn nên chọn cho mình chế độ ăn chế đô sinh hoạt phù hợp, tập luyện đúng cách và thường xuyên, bổ sung thêm thực phẩm chức năng có thành phần thảo dược như diếp cá, đương quy, nano curcumin... giúp thanh nhiệt, nhuận tràng.

                                   

Thành phố Mỹ Tho,Thị xã Gò Công,Thị xã Cai Lậy,Huyện Cái Bè, Huyện Gò Công Đông Huyện Gò Công Tây,Huyện Chợ Gạo,Huyện Châu Thành,Huyện Tân Phước, Huyện Cai Lậy,Huyện Tân Phú Đông Vũng Tàu , Tây Ninh , Đắc Lắc , Long An , Bến Tre , Đà Lạt , Lâm Đồng , Nha Trang , Bình Thuận , Gia Lai , Bình Định , Bình Phước , Cần Thơ , Kiên Giang , An Giang , Bạc Liêu , Buôn Ma Thuột , Đà Nẵng , Đắc Nông , Ninh Thuận , Pleiku , Tiền Giang , Trà Vinh , Vĩnh Long , Cà Mau , Đồng Tháp , Phú Yên , Sóc Trăng , Huyện Củ Chi , Huyện Hóc Môn , Quận Thủ Đức , Quận 9 , Quận Gò Vấp, Thị xã Long Khánh , Huyện Long Thành , Huyện Nhơn Trạch , Huyện Trảng Bom , Huyện Thống Nhất , Huyện Vĩnh Cữu , Huyện Cẩm Mỹ , Huyện Xuân Lộc , Huyện Tân Phú , Huyện Định Quán , Thủ Dầu Một , Thuận An , Dĩ An , Bến Cát , Tân Uyên , Dầu Tiếng , Phú Giáo , Bầu Bàng , Bắc Tân Uyên , Thị xã Đồng Xoài , Thị xã Phước Long , Thị xã Bình Long, Thị xã Long Khánh , Huyện Long Thành , Huyện Nhơn Trạch , Huyện Trảng Bom , Huyện Thống Nhất , Huyện Vĩnh Cữu , Huyện Cẩm Mỹ , Huyện Xuân Lộc , Huyện Tân Phú , Huyện Định Quán , Thủ Dầu Một , Thuận An , Dĩ An , Bến Cát , Tân Uyên , Dầu Tiếng , Phú Giáo , Bầu Bàng , Bắc Tân Uyên,Bệnh viện đa khoa đồng nai , phụ khoa đồng nai , nam khoa đồng nai, phá thai đồng nai , Khánh Hòa , Kiên Giang , Kon Tum , Long An , Ninh Thuận , Quảng Bình , Quảng Nam , Quảng Ngãi , Quảng Ninh , Quảng Trị , Sóc Trăng , Thừa Thiên Huế , Đà Nẵng , TP HCM , Quận 1 , Quận 2 , Quận 3 , Quận 4 , Quận 5 , Quận 6 , Quận 7 , Quận 8 , Quận 9 , Quận 10 , Quận 11 , Quận 12 , Quận tân bình , Quận tân phú , Quận phú nhuận , Quận bình thạnh , Quận Bình Tân , Quận gò vấp , Quận bình chánh , Huyện cần giờ , Quận thủ đức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét